Thời
gian gần đây mọi người đang truyền tay nhau một bộ bí quyết sống gồm 27 điều
được cho là do tổ tiên chúng ta đời xưa truyền lại nhằm làm bảo bối
dưỡng sinh. Trong đó, nội dung chủ yếu bao gồm những lời khuyên về
các kinh nghiệm, quy tắc trong cuộc sống hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ, làm
việc... Đây là những lời khuyên được rút ra từ kinh nghiệm sống trong dân gian
cũng như phép dưỡng sinh.
Thực tế đây không phải là bí quyết đặc biệt gì cả mà chỉ
là các kinh nghiệm sống của dân gian từ bao lâu
nay hay trong các phép dưỡng sinh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác được đúc rút ra để khuyên con người chừng mực, điều độ
trong ăn, ngủ, nghỉ, chơi. Những lời khuyên này rất hữu ích và nếu thực hiện
được theo đúng các điều này này sẽ giúp con người sống phù hợp, cân bằng
và tốt cho sức khỏe.
1.
Ăn no không gội đầu,
đói không tắm. Rửa mặt
nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước
ấm, chống ê chắc răng.
Sau
khi ăn, các mạch máu trên đường ruột và dạ dày thường trương lên, lượng máu chảy
về các cơ quan ruột và dạ dày nhiều hơn để có lợi cho việc tiêu hoá và hấp thụ
thức ăn. Nếu đi tắm sau khi ăn thì cơ thể sẽ phải vận động không tiêu hóa được
thức ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tắm là một
hoạt động thư giãn và tiêu thụ calo vì vậy, tắm xong mới ăn sẽ thấy ngon miệng.
Ngược lại, khi vừa ăn cơm xong mà tắm ngay sẽ khiến co bóp dạ dày chậm lại, dịch
tiêu hóa tiết ra ít hơn, mạch máu to ra, tăng thêm lượng máu lưu thông. Điều
này sẽ làm cho lưu lượng máu chảy vào hệ tiêu hóa giảm đột ngột, tăng thêm hoạt
động cho tim, dễ gây những bệnh về tim mạch. Do đó, nên
tắm trước bữa ăn hoặc sau khi ăn no khoảng 1 tiếng.
2.
Ăn gạo có trấu, thức
ăn có chất xơ. Nam
không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt
nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.
Ăn
gạo có trấu ở đây có nghĩa là khuyên chúng ta ăn gạo lứt tức là gạo bỏ đi lớp
trấu còn lại lớp cám gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và
nguyên tố vi lượng.
3.
Dưỡng sinh là động, dưỡng
tâm là tĩnh. Tâm
không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến
được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.
Từ
xưa Đông y vẫn coi dưỡng sinh là bộ phận trọng yếu trong phòng chống bệnh tật,
tăng cường sức khỏe, kiềm chế lão suy và kéo dài tuổi thọ. Dưỡng sinh bao gồm
nhiều nội dung, cùng rất nhiều hệ thống thực hành khác nhau, nhưng phần lớn y
gia từ xưa đều cho rằng: “Dưỡng sinh bất như dưỡng tính” (Dưỡng sinh không bằng
dưỡng tính). “Dưỡng tính” thuộc phạm trù “tình chí” trong Đông y học và tương ứng
với phạm trù “vệ sinh tâm lý” trong y học hiện đại. Trên thực tế bao quát cả vấn
đề tu dưỡng đạo đức, di dưỡng tinh thần, cùng toàn bộ đời sống tình cảm của mỗi
con người.
Trong
“dưỡng tính”, người xưa chú trọng nhất tới 2 phương diện: “Điều nhiếp tình chí”
và “Tu dưỡng đức hạnh”. Do sự biến động của tình chí và đạo đức có liên quan hết
sức mật thiết tới sức khỏe tâm thần của mỗi con người. Dưỡng tính, nghĩa là điều
nhiếp tinh thần và tình cảm. Phép tắc quan trọng nhất trong điều nhiếp
là giữ cho tình chí được trung hòa; tức là giữ cho tinh thần và tình cảm ở
trạng thái cân bằng. Làm được như vậy thì “chân khí” không bị nhiễu loạn, lục
phủ ngũ tạng hoạt động điều hòa, “tà khí” từ bên ngoài không thể xâm nhập vào
cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh tật không thể phát sinh, cơ thể được khỏe mạnh và tuổi
thọ kéo dài.
4.
Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. Khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn.
Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.
Thực
phẩm nướng và chiên/rán từ lâu cũng bị cho là có liên quan đến nguy cơ ung thư ở
người. Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Ung thư Anderson,
trường đại học Texas, Hoa Kỳ, hồi năm ngoái cho thấy thịt rán ở nhiệt độ cao hoặc
thịt nướng trực tiếp trên lửa tạo ra những chất có thể gây ung thư. Các hợp
chất được hình thành khi thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao và trong điều
kiện khô trong một thời gian dài có ảnh hưởng thế nào đến tình trạng tiểu đường
ở người được gọi là AGEs. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các chỉ số sức khỏe
ở những người ăn thực phẩm có ít AGEs tốt hơn ở những người ăn nhiều
AGEs.
5,
Cá thối tôm rữa, lấy mạng
oan gia. Ăn mặc giữ ấm,
nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước
chín mới uống.
Khi
cá tôm mới chết (trong vòng 2 tiếng đổ lại) thì trong thịt chưa có vi khuẩn gây
hại, vẫn giữ được các thành phần các chất dinh dưỡng. Nhưng nếu cá tôm chết lâu
hoặc không ướp lạnh ngay sẽ dễ bị ươn, thối. Khi đó vi khuẩn gây thối sẽ phát
triển mạnh tạo thành những chất độc. Vi khuẩn gây thối nhiều thì dù có chiên
lên ở nhiệt độ cao thì cũng không thể làm mất hết độc được. Nếu ăn phải thức ăn
chế biến từ cá chết có thể khiến người ăn bị ngộ độc do vi khuẩn Ecoli,
Salmonella gây ra. Khoảng 12-14 giờ sau khi ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn, nạn
nhân sẽ có các triệu chứng như đau bụng, nôn, tiêu chảy, toàn thân bị lạnh rồi
sốt, suy nhược cơ thể…
6.
Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.
Chân
là bộ phận sợ lạnh nhất trong toàn cơ thể, có câu “chân lạnh thì toàn thân lạnh”.
Kinh mạch của thận, tỳ và dạ dày đều bắt nguồn từ chân, nhưng do khoảng
cách từ chân so với tim là xa nhất, con đường lưu thông máu cũng dài nhất,
cho nên máu cung cấp luôn bị thiếu ở chân.
7.
Dưỡng sinh là cần cù,
dưỡng tâm là tĩnh tại.
Dưỡng
tâm là có ý chỉ việc tu luyện tâm tính. Trong Cố Cung (Tử Cấm Thành) có một tòa
mang tên “Dưỡng tâm điện”. Ngay cái tên của nó cũng khiến người nghe có ấn tượng
vô cùng. Trong dưỡng tâm điện có treo đôi câu đối, do chính vua Càn Long đề: “Bảo
thái thường khâm nhược, điều nguyên ích mậu tai”. Bộ câu đối này đã nói rõ
nghĩa nhất về “dưỡng tâm”.
Ý
nghĩa của câu đối này chính là muốn nói nên rằng: Nếu muốn bảo trì một thân thể
khỏe mạnh bình an và đất nước thái bình, dân chúng yên ổn (quốc thái dân an)
thì phải luôn kính thuận Thiên lý, điều hòa âm dương và nguyên khí.
8.
Người đến tuổi già,
thì phải rèn luyện,
đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội
họa thêm vui, tấm lòng rộng mở.
Nghiên
cứu cho thấy, người lớn tuổi có nguy cơ cao bị các chấn thương liên quan đến
ngã do giảm mật độ xương và khối cơ. Song tập thể dục thường xuyên có thể giúp
giảm nguy cơ.
9.
Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ,
không chiếm lợi riêng.
Nếu
bạn vẫn chưa có sở thích cho riêng mình thì đúng là cuộc sống quá ư nhàm chán.
Đam mê là một trong những niềm vui trong cuộc sống như sáng tác thơ, âm nhạc,
thể thao, nghệ thuật… Bất luận sống mệt mỏi ra sao bạn cũng phải có một sở
thích nào đó làm bạn cảm thấy hứng thú. Hơn nữa, đam mê còn giúp bạn có thể tìm
được những người bạn cùng sở thích.
10.
Ẩm thực không tham, bữa
tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn
quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều.
Nền
tảng cho bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào là điều độ. Do đó, hãy đăt chế
độ ăn điều độ trong điều kiện cân bằng tất cả các carbohydrate, protein, chất
béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất... Cân bằng và điều độ là ăn ít hơn mức hiện
tại chúng ta đang ăn. Cụ thể, ăn ít các chất không lành mạnh (như chất béo bão
hòa, muối, đường, tinh bột) và ăn nhiều các chất lành mạnh như rau, củ, quả. Điều
này cũng không có nghĩa bạn phải bỏ đi thực phẩm yêu thích.
11.
Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy
nhẹ nhàng, không gấp không vội.
Khi
bạn ngủ ngon vào ban đêm, sáng hôm sau, bạn thức dậy với tâm trạng tươi tỉnh vì
cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, các cơ và trí óc được thư giãn đúng cách. Một giấcngủ thất thường sẽ chỉ làm cho bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau, tâm trí rối loạn,
thậm chí đau đầu, đau cơ và rất khó chịu.
12.
Uống rượu có độ, danh
lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.
Nếu
bạn muốn sống thoái mái thì bạn nên nhìn mọi thứ rõ ràng sáng tỏ, bạn không được
nông nổi và không đam mê những thứ không thuộc về mình. Bạn hãy tự mình khẳng định
giá trị con người của mình. Bạn không nên tranh giành danh tiếng với người xấu,
không hơn thua lợi ích với tiểu nhân, không làm trái ý trời. Bạn cố gắng không
tranh đua với cấp trên, không tranh giành tình cảm với bạn bè và không tranh
công với cấp dưới.
13.
Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân
bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít.
Mỗi
người đều nên có mơ ước của riêng mình, song có một số người đặt cái mơ ước đó
quá cao, không thể đạt được, thế là cuối cùng bất đắc dĩ, cho rằng mình vận
đen, tự mình tìm đến phiền não. Có người lại cầu toàn, có lúc yêu cầu mình đến
mức hà khắc, luôn vì cái thiếu sót nho nhỏ mà tự trách mình. Luôn gây căng thẳng
khó khăn cho mình. Để tránh cảm giác trắc trở, nên đặt mục tiêu và yêu cầu
trong phạm vi năng lực của mình. Biết bằng lòng với những gì mình đạt được, tự
nhiên sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
14.
Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ
nhõm tự khai thông.
Nếu
chúng ta được nuôi dưỡng bằng thực phẩm phù hợp, dựa trên nền tảng quy luật của vũ trụ,
các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động điều hòa, không những sức khỏe được phục
hồi và khang kiện trở lại, mà còn khiến cho trí phán đoán của con người trở
nên sáng suốt và có khả năng nhận thức được chân lý, có nghĩa là, thể tính trật
tự của vũ trụ và nhân sinh.
15,
Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa
chọn sở thích tự do chơi.
Một
tâm hồn lãng mạn sẽ khiến cho bạn cảm nhận được sắc thái thanh xuân. Bạn hãy
làm cho cuộc sống hàng ngày của mình trở nên lãng mạn. Tuy nhiên có lúc, lãng mạn
quá sẽ khiến bạn quên cả đường về nhà. Đặc biệt bạn không nên đùa giỡn với tình
cảm. Bạn nên học cách giữ khoảng cách an toàn, học được cách bảo vệ mình, không
thể chơi với lửa có ngày chết cháy.
16.
Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe
tốt, cuộc sống thường
ngày phải hài hòa.
Con
người muốn có sức khỏe tốt trước hết biết sống hài hòa với thiên nhiên,
chim muông, cây cỏ, hoa lá, rau quả - môi trường xung quanh. Điều tiếp
theo nữa là phải biết sống hài hòa với mọi người xung quanh. Sống hài
hòa với mọi người trước hết là sống thân thiện hợp
tác, tôn trọng, trân trọng nhân cách của người khác.
17.
Tay vận động, tốt cho
não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.
Nếu
bạn muốn tránh bị cúm và cảm lạnh thông thường một cách tự nhiên, tập thể dục cũng là cách
giúp tăng cường miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh và mạnh mẽ.
18.
Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn,
mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.
19.
Tối ngủ rửa chân, hơn
uống thuốc bổ. Buổi tối
mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.
Tối
ngủ rửa chân hơn uống thuốc bổ chính là việc ngâm chân trước khi đi ngủ
giúp thư giãn, tinh thần sảng khoái, giấc ngủ ngon hơn.
20.
Ngủ sớm dậy sớm, tinh
thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.
Một
khi bạn ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ thì các cơ quan trong cơ thể cũng
sẽ dần dần đi vào nhịp hoạt động ổn định, hiệu quả và điều độ. Nhưng việc
bạn ngủ nhiều sẽ làm cho các hệ cơ quan trong cơ thể bắt đầu “loạn nhịp”, hoạt
động kém hiệu quả so với chức năng của nó và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe lâu dài của bạn. Do buổi sáng không khí trong phòng ngủ khá ô nhiễm, ngột
ngạt, chứa nhiều vi khuẩn, khí CO2, chính vì thế khi bạn ngủ nướng vào buổi
sáng rất dễ làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp như cảm cúm, viêm họng,
ho… Nếu bị mệt mỏi và buồn ngủ nhẹ mà không liên quan đến bất kỳ vấn đề y
tế nào, giải pháp là tập thể dục.
21.
Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.
Những
người ngủ đúng giấc và ngủ sâu sẽ tránh khỏi các nguy cơ nhiễm lạnh, sốt, cảm
cúm, viêm họng,… do thời tiết thay đổi hoặc lây các bệnh do virus/vi khuẩn xâm
nhập. Đó là nhờ các nguyên tử được sản sinh trong giấc ngủ sâu giúp làm tăng lượng
bạch cầu, giúp gan giải độc, khiến khả năng miễn dịch được tăng cao. Khi bạn ngủ
đủ giấc, nhịp sinh học sẽ được điều chỉnh hợp lý, giờ giấc các bữa ăn cũng ít bị
xáo trộn, do đó bạn dễ dàng quản lý được những gì mình muốn nạp vào cơ thể. Khi
ngủ sâu, các hormone tăng trưởng được tạo ra sẽ kích thích sự phát triển của
collagen giúp tạo độ đàn hồi, giúp da căng bóng và khỏe mạnh.
22.
Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.
23.
Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau,
ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.
24.
Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.
25.
Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.
26.
Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.
27.
Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông.
Muốn ngủ để tấm thân nhẹ
nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông là bởi lẽ, trong đông
y thì chân là âm, đầu là dương. Mà Đông là nơi mặt trời mọc, Tây là mặt trời
lặn tức là một bên dương sinh và một bên dương thịnh. Nếu nằm như chân hướng
tây, đầu hướng đông sẽ không cân bằng âm dương hay nói cách khác là dương
nhiều quá. Vì vậy, cần quay chỉnh để cho cân bằng, hài hòa âm dương, từ đó,
giúp sức khỏe được đảm bảo.
No comments:
Post a Comment